Đánh thức cao tốc phía nam | Tài chính – Kinh doanh

phoi canh cau my thuan 2 trai va cau my thuan 1 anh xuan phuc efgk

Cùng Novaland xem qua bài viết: “Đánh thức cao tốc phía nam | Tài chính – Kinh doanh”.

Nối miền tây, miền đông

Cả miền Đông và Tây Nam bộ hiện mới chỉ có 2 tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương và TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây khai thác và đều đang quá tải. Các tuyến cao tốc khác hoặc đang dang dở, đắp chiếu như Bến Lức – Long Thành, hoặc đang triển khai khá chật vật vì vốn như Trung Lương – Mỹ Thuận. Trong bối cảnh đó, một cú hích mới cho hạ tầng phía nam khi nhiều dự án cao tốc trọng điểm, cấp bách hơn 10 năm trên giấy đang được rục rịch khởi động lại.


Các dự án được khởi công, đặc biệt là dự án sử dụng vốn ngân sách, còn là động lực ho nền kinh tế trong giai đoạn trì trệ do dịch bệnh hiện nay

TS Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia cao cấp của JICA (Nhật Bản)

Chỉ cách đây vài ngày, hôm 19.8, Bộ GTVT đã chính thức khởi công dự án cầu Mỹ Thuận 2, thuộc 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía đông, với tổng vốn đầu tư từ ngân sách hơn 5.000 tỉ đồng. Đây là dự án kết nối 2 cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ để hoàn thiện tuyến cao tốc TP.HCM – Cần Thơ, tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối các tuyến chính đã và đang xây dựng tại miền Tây Nam bộ.

Dự kiến tháng 11 tới, đoạn cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ cũng sẽ được khởi công. Tới năm 2023, người dân miền Tây có thể di chuyển bằng ô tô thẳng một mạch trên cao tốc từ TP.Cần Thơ đến TP.HCM. Tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thực hiện. Hiện Bộ GTVT đang phối hợp với các địa phương thực hiện các thủ tục cho dự án, mục tiêu hoàn thành vào năm 2025.
Khu vực Đông Nam bộ cũng sôi động với hàng loạt dự án cao tốc đang được xúc tiến triển khai hoặc mở rộng, giải tỏa các điểm nghẽn ùn tắc cho trục kinh tế phát triển năng động này. Bộ trưởng Bộ GTVT mới đây đã đồng ý giao Tổng công ty Cửu Long lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây với quy mô 8 – 10 làn xe đoạn từ nút giao An Phú (TP.HCM) đến TT.Long Thành (Đồng Nai), đưa vào kế hoạch trung hạn 2021 – 2025. Với quy mô 4 làn xe hiện nay, tuyến cao tốc này đã quá tải do lưu lượng thực tế vượt xa lưu lượng thiết kế, thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe đoạn TP.HCM đến TT.Long Thành (Đồng Nai) và nhiều đoạn QL51. Việc mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây không chỉ giảm kẹt xe mà còn giảm áp lực trên QL51, đặc biệt khi dự án sân bay Long Thành xây dựng và vận hành sau năm 2025.


Phối cảnh cầu
Mỹ Thuận 2 và cầu Mỹ Thuận hiện tại

Tái khởi động những dự án “trùm mền”

Ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ GTVT), cho biết dự kiến cuối tháng 9 sẽ khởi công dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây dài 99 km, từ nguồn vốn ngân sách. Hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án đã được UBND tỉnh Đồng Nai cơ bản hoàn thành trên địa bàn các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ và TP.Long Khánh. Riêng H.Xuân Lộc có diện tích đất thu hồi lớn nhất cũng đã phê duyệt phương án đền bù và đang tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người dân.


Các tuyến cao tốc phía nam

Dầu Giây – Đà Lạt (dài 220 km), Biên Hòa – Vũng Tàu (70 km), TP.HCM – Bình Dương – Bình Phước (TP.HCM – Chơn Thành dài khoảng 70 km), TP.HCM – Mộc Bài (54 km), Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (200 km), Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (225 km), TP.HCM – Cần Thơ (150 km)…

Tuyến TP.HCM – Cần Thơ gồm 4 đoạn nhỏ: TP.HCM – Trung Lương (70 km), Trung Lương – Mỹ Thuận (51 km), Mỹ Thuận – Cần Thơ (23 km) và cầu 

Cần Thơ 2 (gần 7 km).

Tuyến cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt (220 km) mới có đoạn Liên Khương – Prenn (TP.Đà Lạt) dài gần 20 km hoàn thành. Còn lại các đoạn Dầu Giây – Tân Phú 

(60 km); Tân Phú – Bảo Lộc (66 km); Bảo Lộc – Liên Khương (73 km) chưa có dự án.

Dự án Phan Thiết – Dầu Giây từng là công trình thí điểm theo hình thức đối tác công – tư (PPP) đầu tiên tại VN được chuẩn bị từ năm 2007, với trị giá ban đầu gần 800 triệu USD do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Chính thức kêu gọi nhà đầu tư quốc tế năm 2013, mục tiêu khởi công vào năm 2015 và hoàn thành trước năm 2020, nhưng dự án gặp nhiều trắc trở khi nhà tài trợ không đồng thuận với việc lựa chọn nhà đầu tư thứ 2 của dự án.

Năm 2018, dự án được đưa vào 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía đông, song khó khăn trong việc tìm nguồn vốn khiến dự án có tổng mức đầu tư 14.000 tỉ (giai đoạn 1) này phải chuyển sang hình thức đầu tư công mới có thể triển khai. Tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP.HCM đi Bình Thuận chỉ còn 2 giờ đồng hồ.


Đánh thức cao tốc phía nam

Những mét bê tông thảm nhựa đầu tiên ở cao tốc
Trung Lương – Mỹ Thuận, ngày 17.8.2020

Ngay sau khi nút thắt Phan Thiết – Dầu Giây được tháo gỡ, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (Lâm Đồng) tổng chiều dài 200 km cũng đang được xúc tiến để sớm khởi công. Đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết đang lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để triển khai đầu tư các đoạn cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (60 km), Tân Phú – Bảo Lộc (66 km), Bảo Lộc – Liên Khương (73 km), để triển khai chuẩn bị đầu tư theo quy định của luật Đầu tư công và dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

QL51 là một trong những tuyến giao thông huyết mạch của cả vùng Đông Nam bộ, nối vùng công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương với các cảng biển tại Bà Rịa-Vũng Tàu nhưng hiện đang quá tải nghiêm trọng, khi phải gồng gánh lượng phương tiện tăng tới 30% so với dự báo.

Dù có chủ trương từ trước năm 2010, song dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tới nay mới bắt đầu những thủ tục triển khai đầu tiên. Năm 2016, Bộ GTVT đã phê duyệt đề xuất dự án thành phần số 1 đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (đoạn Biên Hòa – Phú Mỹ – cụm cảng Cái Mép – Thị Vải) theo hình thức hợp đồng BOT, tổng mức đầu tư hơn 9.200 tỉ đồng, dự kiến khai thác từ năm 2020 để giảm tải cho QL51.

Song theo lãnh đạo Vụ Đối tác công – tư, Bộ GTVT, do phương án tài chính không khả thi, không cân đối được nguồn vốn ngân sách T.Ư nên chưa triển khai được (không có trong kế hoạch trung hạn 2016 – 2020). Trước tình trạng bức bách quá tải của tuyến QL51, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận giao cho Bà Rịa-Vũng Tàu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.


Đánh thức cao tốc phía nam


Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây
sẽ sớm mở rộng lên 8 – 10 làn xe

Động lực đi qua dịch bệnh

Theo TS Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia cao cấp của JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản), việc hàng loạt dự án cao tốc trọng điểm phía nam được khởi động có ý nghĩa không chỉ bởi đây là các dự án quan trọng, cấp bách, có tính kết nối, hóa giải các điểm nghẽn về hạ tầng. Đơn cử như Bà Rịa-Vũng Tàu có hàng chục cảng biển quan trọng đang khai thác, đặc biệt là Cái Mép – Thị Vải, nhiều khu công nghiệp được đầu tư hàng tỉ USD, ngành du lịch cũng rất phát triển. Nhưng kết nối của Bà Rịa-Vũng Tàu với các tỉnh như Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương lại đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào QL51 đang rất ùn tắc, việc đẩy nhanh xây dựng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ là lời giải cho bài toán này của tỉnh.
“Các dự án được khởi công, đặc biệt là dự án sử dụng vốn ngân sách, còn là động lực cho nền kinh tế trong giai đoạn trì trệ do dịch bệnh hiện nay. Mỗi khoản đầu tư vài nghìn tỉ đồng của các dự án trọng điểm được giải ngân không chỉ tạo việc làm cho doanh nghiệp, người lao động, mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, TS Đức đánh giá.



Từ khóa: Novaworld Phan Thiết Golf Villas, Novaworld Phan Thiết florida, Novaworld Phan Thiết Festivals,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900636666